Huấn luyện an toàn

Căn cứ nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các Doanh nghiệp, Đơn vị.
Từ thực tế đó, để nâng cao nhận thức và hiểu rõ trách nhiệm của người cán bộ quản lý cũng như người lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động, Công ty cổ phần kiểm định và huấn luyện an toàn lao động Sài Gòn được tổ chức mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ kỹ thuật an toàn – vệ sinh lao động cho cán bộ làm công tác quản lý và công nhân trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại đơn vị

A. NỘI DUNG HỌC:

I. Lớp quản lý KTAT – BHLĐ:

1. Đối tượng: Cán bộ quản lý ở các cơ quan, đơn vị, cơ sở như: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó phòng ban; Quản đốc, phó quản đốc; Trưởng, phó ngành nghề; Cán bộ công đoàn; Đội trưởng thi công; Tổ trưởng sản xuất; An toàn vệ sinh viên và cán bộ làm công tác an toàn ở đơn vị.

2. Nội dung học:

- Tình hình tai nạn lao động và một số vụ tai nạn nghiêm trọng cần rút ra bài học kinh nghiệm.

- Một số văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ Lao động TBXH và văn bản mới về công tác bảo hộ lao động sau khi sửa đổi Bộ luật lao động.

- Một số vấn đề cơ bản về công tác KTAT – BHLĐ, công tác ATLĐ với tiêu chuẩn ISO.

- Một số quy phạm Nhà nước về thủ tục hành chính trong sản xuất, đăng ký kiểm định các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.

- Hướng dẫn nghiệp vụ và bộ máy làm công tác an toàn – bảo hộ lao động trong một đơn vị, cơ sở.

- Hướng dẫn công tác tự kiểm tra BHLĐ trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá các rủi ro trong công tác sản xuất.

- Hướng dẫn điều tra, thống kê, khai báo tai nạn lao động. Những việc cần làm ngay sau khi xảy ra tai nạn lao động. Vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp.

- Kỹ thuật an toàn điện.

- Tổ chức mạng lưới an toàn lao động trong xí nghiệp, sơ cứu khi bị tai nạn. Thông tư về huấn luyện an toàn lao động. Phương pháp xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm của đơn vị.

- Một số phương pháp xử lý khi có sự cố về sử dụng gas.

II. Lớp KTAT thiết bị nâng; KTAT Hàn điện – hàn hơi; KTAT thiết bị áp lực; KTAT Điện:

(Đối tượng là người trực tiếp quản lý và công nhân trực tiếp vận hành thiết bị trên)

- Tình hình tai nạn lao động liên quan đến các ngành nghề trên và những nguyên nhân gây ra tai nạn cần rút ra bài học kinh nghiệm cho người quản lý trực tiếp và công nhân vận hành.

- Quy trình kỹ thuật an toàn vận hành và quy trình xử lý giải quyết khắc phục sự cố các thiết bị trên.

- Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng bảo đảm an toàn các thiết bị trên.

- Quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến các ngành nghề trên.

- Nguyên tắc phòng chống cháy nổ trong vận hành.

- Biện pháp an toàn lao động khi vận hành các thiết bị, máy móc..

- Kinh nghiệm từ vụ tai nạn nổ chết người.

- Phương pháp cấp cứu tai nạn điện.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

III. Lớp an toàn trong vận hành, sử dụng gas (khí đốt):

(Dành riêng cho cán bộ quản lý liên quan đến gas và công nhân trực tiếp vận hành các thiết bị về gas + bếp gas)

- Những tai nạn sự cố nghiêm trọng gây chết người liên quan đến gas (khí đốt) cần rút ra bài học kinh nghiệm.

- Những nguyên tắc cơ bản trong vận hành sử dụng các dạng gas (khí đốt).

- Nguyên tắc lắp đặt và phòng chống cháy nổ, xử lý sự cố xảy ra khi sử dụng.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

IV. Lớp KTAT sử dụng, vận chuyển hóa chất:

- Tình hình tai nạn lao động hiện nay và những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên quan đến ngành nghề cần rút ra bài học kinh nghiệm.

- Một số khái niệm cơ bản, đặc tính của hóa chất.

- Những tác hại của hóa chất đối với người sử dụng.

- Một số biện pháp an toàn khi tiếp xúc với một số loại hóa chất.

- Kỹ thuật an toàn khi sử dụng hóa chất.

- Các quy phạm, quy định về sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất.

- Thế nào là tai nạn lao động, những việc cần làm ngay sau khi xảy ra tai nạn lao động và biện pháp phòng tránh.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

V. Lớp kỹ thuật an toàn leo cao:

- Tình hình tai nạn lao động và một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên quan đến ngành nghề cần rút ra bài học kinh nghiệm.

- Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác AT – BHLĐ.

- Một số biện pháp an toàn kiểm tra, sử dụng, quản lý các thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân khi leo cao.

- Kỹ thuật an toàn khi sử dụng, lắp ráp giàn giáo, sử dụng thang…

- Kỹ thuật an toàn điện trong các công trình.

- Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao.

- Nguyên nhân chính gây ra tai nạn ngã cao và biện pháp khắc phục.

- Thế nào là tai nạn lao động, những việc cần làm ngay sau khi xảy ra tai nạn lao động.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

VI. Lớp kỹ thuật an toàn vận hành thang máy:

- Tình hình tai nạn lao động và những vụ tai nạn lao động điển hình có liên quan đến công tác vận hành thang máy…và những nguyên nhân gây nên tai nạn cần rút ra bài học kinh nghiệm cho người lao động.

- Kỹ thuật an toàn trong công tác vậnhành và xử lý khắc phục sự cố khi vận hành thang máy.

- Những nguyên tắc quản lý, bảo quản, sử dụng, bảo đảm KTAT đối với thiết bị thang máy.

- Tiêu chuẩn, quy phạm về công tác an toàn vận hành thang máy.

- Những yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng tránh khi vận hành thang máy.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

VII. Lớp nghiệp vụ KTAT làm việc trên công trường xây dựng

- Tình hình tai nạn lao động và những vụ tai nạn nghiêm trọng cần rút ra bài học kinh nghiệm cho người lao động.

- Những yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng tránh khi thi công trên công trường xây dựng.

- An toàn điện trên công trường xây dựng.

- Nguyên lý phòng chống cháy nổ.

- Nguyên lý kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị trên công trường xây dựng.

- Kỹ thuật an toàn leo cao khi làm việc trên công trường xây dựng.

- Nguyên nhân chính gây ra tai nạn ngã cao và biện pháp khắc phục.

- Thế nào là tai nạn lao động, những việc cần làm ngay sau khi xảy ra tai nạn lao động.

- Kiểm tra trắc nghiệm.

VIII. Lớp nghiệp vụ kỹ thuật an toàn vận hành nồi hơi

1. Đối tượng

- Cán bộ quản lý trực tiếp nồi hơi;

- Tổ trưởng, tổ phó sản xuất có sử dụng nồi hơi;

- Công nhân trực tiếp vận hành nồi hơi (vận hành chính và phụ);

- Huấn luyện định kỳ: đối với những học viên đã được huấn luyện kỹ thuật an toàn vận hành nồi hơi từ năm 2014 trở về trước, nay giấy chứng nhận đã hết hạn, phải huấn luyện lại định ky theo quy định tại Căn cứ nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Nội dung huấn luyện lần đầu:

- Giới thiệu một số vụ tai nạn do nổ nồi hơi và thiết bị áp lực, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra từ những vụ tai nạn điển hình;

- Nguyn lý hoạt động, phân loại nồi hơi, kết cấu một số loại nồi hơi thông dụng;

- Nguyn nhân gây đóng cáu cặn và ăn mịn kim loại nồi hơi, biện pháp ngăn ngừa;

- Hệ thống xử lý nước cấp nồi hơi, các phương pháp xử lý nước cấp nồi hơi;

- Hệ thống cấp đốt nhiên liệu nồi hơi;

- Nguyn lý hoạt động và cách hiệu chỉnh các thiết bị kiểm tra, đo lường, bảo vệ an toàn nồi hơi;

- Lịch xích bảo trì, bảo dưỡng nồi hơi;

- Các phương pháp bảo quản, phịng mịn nồi hơi khi ngưng hoạt động;

- Quy trình vận hnh nồi hơi;

- Quy trình xử lý sự cố trong vận hnh nồi hơi;

- Trích quy định trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành nồi hơi theo QCVN 01:2008/BLĐTBXH;

3. Nội dung huấn luyện định kỳ:

- Quy trình vận hnh nồi hơi;

- Quy trình xử lý sự cố trong vận hnh nồi hơi;

- Trích quy định trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành nồi hơi theo QCVN 01:2008/BLĐTBXH;

Việc huấn luyện an toàn cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Căn cứ nghị định 44/2016/NĐ – CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định:

- Mỗi năm mọi người làm việc trong đơn vị phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất một lần.

- Khi tuyển lao động, trước khi giao việc phải huấn luyện đầy đủ cho người lao động các nội dung về kiến thức an toàn theo quy định.

- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào danh mục nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động để lập danh sách những người lao động thuộc các nghề này và tổ chức huấn luyện hết sức cụ thể , tỉ mỉ. Sau khi huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu, những đối tượng này sẽ được cấp thẻ an toàn. Với thế mạnh về đội ngũ kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đảm bảo an toàn, Công ty cổ phần kiểm định và huấn luyện an toàn lao động Sài Gòn là một trong những đơn vị hàng đầu trong công tác huấn luyện về an toàn lao động. Các khóa huấn luyện được thiết kế một cách cụ thể về nội dung kiến thức, thời gian phù hợp với yêu cầu thực tế của từng đơn vị được thực hiện bằng giáo án điện tử, chiếu phim chuyên đề với nội dung phong phú đảm bảo cho khóa học diễn ra một cách sinh động và có hiệu quả nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG SÀI GÒN

Trụ sở: 21A Đường Cầu Xây, Phường Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện : Lô A , Lầu 1 - Căn 1.11 chung cư Khang Gia, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Điện thoại:  0982.323.815 - 0778. 077.420 - 028. 6280.9177 

Mã số thuế: 0 3 1 2 8 3 2 7 3 3

Website: kiemdinhsaigon.vn - Email: kiemdinhsaigon70@gmail.com